Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh
    Tin Việt Nam
Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh
    Tin Cộng Đồng
Thư thăm hỏi bà con bị thiệt hại tại vụ cháy trung tâm thương mại ở Ba Lan
    Tin Hoa Kỳ
Đổi màu mau lẹ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Cộng Đồng
Hậu siêu bão kinh hoàng, người trẻ Phillippines nỗ lực với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
Đã 8 năm trôi qua kể từ trận siêu bão kinh hoàng Haiyan khiến hàng nghìn người dân Philippines thiệt mạng, mất nhà cửa. Từ những đau thương, mất mát, nhiều người trẻ nước này đang nỗ lực từng ngày, góp những phần nhỏ bé trong cuộc chiến biến đổi khí hậu.


Từ ký ức đau buồn...

Tháng 11/2013, khi Haiyan – một trong những siêu bão nhiệt đới mạnh nhất từng được ghi nhận trong lịch sử đổ bộ và nhấn chìm nhiều khu vực của Philippines trong biển nước, anh Cyrel Bajen khi đó mới vừa tròn 16 tuổi.

Dù đã 8 năm trôi qua nhưng Cyrel Bajen vẫn nhớ như in ngày bi thảm đó, khi rất nhiều người hàng xóm đã bị chết đuối khi cơn bão ập đến, giảm tầm nhìn xuống gần 0.

“Tôi không thể nhìn thấy gì và chỉ nghe thấy tiếng họ la hét và khóc to, tay giữ chặt các cột nhà gỗ. Thảm kịch lúc đó không khác gì trong phim. Tôi đã sống sót khi bơi qua hàng rào thép gai để đến được tầng ba của nhà hàng xóm. Căn nhà gỗ của chúng tôi đã bị cuốn sạch, nhiều người nghĩ gia đình tôi đã chết”, chàng trai trẻ nhớ lại.

Trong cuộc chiến sinh tồn, anh Cyrel Bajen đã không thể cứu được bất cứ ai, kể cả người ông của mình.

Anh Bajen cho biết, gia đình anh đã đánh giá thấp cơn bão vì chưa từng có cơn bão nào mạnh như vậy đổ bộ vào quê hương mình. Cơn bão đã quét sạch toàn bộ khu phố mà anh đang sinh sống.

Với tên gọi địa phương là Yolanda, siêu bão Haiyan được đánh giá là một trong những cơn bão có sức tàn phá kinh hoàng nhất trong lịch sử, với sức gió duy trì trên 150 dặm/giờ. Siêu bão đã ảnh hưởng đến khoảng 14 triệu người, làm hơn 6.000 thiệt mạng, 1.800 người mất tích và 4,1 triệu người phải di dời.

Haiyan đã được ghi vào lịch sử của đất nước Philippines và ngày 8/11 hàng năm đã được lấy làm ngày tưởng nhớ những nạn nhân đã thiệt mạng vì cơn bão.

...thành động lực mạnh mẽ

Với Cyrel Bajen, Haiyan không đơn thuần là một kỷ niệm đau buồn mà đã trở thành một động lực mạnh mẽ để anh cùng nhiều người trẻ Philippines nỗ lực phấn đấu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật, Cyrel Bajen (năm nay 24 tuổi) và người bạn học có tên Jeric Sembrero đã tình nguyện trở thành các “học giả năng lượng mặt trời”, chuyên nhận lắp ráp miễn phí các hệ thống phát điện năng lượng mặt trời di động TekPaks tại các cộng đồng dân cư có hoàn cảnh khó khăn trên khắp Philippines.

Các gói năng lượng mặt trời không chỉ thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo - điều mà các chuyên gia khí hậu cho rằng rất quan trọng để ngăn chặn tình trạng gia tăng nhiệt độ có thể khiến các siêu bão như Haiyan xảy ra thường xuyên hơn, mà còn đảm bảo khi cộng đồng bị bão tấn công có thể có nguồn điện dự phòng tiện dụng.

Bajen, người có thể nhớ các trường học địa phương đóng cửa sau Haiyan cho biết: “Điều khiến tôi rất vui vì bằng cách tập hợp TekPaks, tôi có thể giúp đỡ các nạn nhân từ các cộng đồng dễ bị tổn thương. Nhiệt độ tăng vì biến đổi khí hậu, vì vậy thay vì sử dụng xăng vốn cung cấp nhiên liệu cho ‘máy phát điện của thiên tai’, tại sao chúng ta không xây dựng một ngôi nhà mát mẻ hơn bằng cách khai thác năng lượng tái tạo?".

Chương trình “Học giả năng lượng mặt trời” được phát động vào năm 2015 bởi Viện Khí hậu và Các thành phố bền vững (ICSC), một nhóm phi chính phủ quốc tế ủng hộ sự phát triển carbon thấp, thân thiện với khí hậu.

Hiện tại, đã có 326 học giả năng lượng mặt trời trên khắp Philippines được ICSC đào tạo để thực hiện đánh giá năng lượng trong cộng đồng cũng như vận hành và bảo trì các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời di động để cung cấp ánh sáng, sạc cơ bản và năng lượng cho thiết bị y tế.

Anh Arturo Tahup, phụ trách nghiên cứu về khả năng phục hồi của cộng đồng tại ICSC cho biết: “Một bài học mà chúng tôi học được từ cơn bão Yolanda là tích hợp năng lượng tái tạo, đặc biệt là công nghệ năng lượng mặt trời trong ứng phó nhân đạo với rủi ro thiên tai”.

Theo Arturo Tahup, các chiến lược rủi ro thiên tai của địa phương thường quá phụ thuộc vào các máy phát điện chạy bằng dầu, không những không thân thiện với môi trường mà còn dễ bị tác động khi có bão lớn.

“Việc tìm kiếm cứu nạn sẽ cần năng lượng để sạc thiết bị liên lạc, thắp sáng các trung tâm sơ tán và thực hiện các hoạt động hỗ trợ”, anh lưu ý.

Không chỉ vậy, theo Arturo Tahup, việc khai thác năng lượng mặt trời trên quy mô rộng hơn có thể giúp tránh lặp lại ngay từ đầu những sai lầm tương tự từng gây ra những cơn bão hủy diệt.

Mang nguồn sáng đến vùng xa xôi

Anh Randy Zosa, hiện 32 tuổi, đã tham gia nhóm học giả năng lượng mặt trời từ cách đây 6 năm để giúp hỗ trợ cộng đồng nơi anh sinh sống, nơi vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn để phục hồi sau những mất mát từ cơn bão Haiyan.

Anh Zosa kể, một trong những trải nghiệm khó quên nhất là thiết lập một máy phát điện năng lượng mặt trời sau cơn bão Phanfone, hay còn biết đến với tên địa phương là Ursula. Anh đã kịp thời giúp sơ tán những người hàng xóm, sau đó dẫn họ đến nơi trú ẩn khẩn cấp gần nhất.

“Khi mất điện thì hệ thống TekPak đóng vai trò là nguồn điện và ánh sáng của chúng tôi dưới cơn mưa lớn trước khi chúng tôi di chuyển đến trung tâm sơ tán, cách đó 4 km”, anh Zosa nhớ lại.

Ông Chuck Baclagon, một nhà vận động khu vực về khí hậu, tổ chức phi chính phủ 350.org, đã ca ngợi những nỗ lực của ICSC trong việc đưa năng lượng mặt trời đến các cộng đồng vùng sâu, vùng xa của Philippines.

“TekPaks khá lý tưởng trong các tình huống khẩn cấp, đặc biệt là ở các quốc gia quần đảo như Philippines, nơi nguồn điện trong các thảm họa có thể bị hạn chế rất nhiều. Năng lượng mặt trời giúp cộng đồng có nguồn điện năng riêng, sạch hơn và luôn sẵn có, miễn là họ có kiến thức về cách vận hành và bảo trì công nghệ”, ông Chuck Baclagon cho hay.

Tuy nhiên, ông Baclagon cũng thừa nhận, khả năng tiếp cận công nghệ năng lượng mặt trời của nhiều người dân Philippines đang bị hạn chế do quốc gia này ngày càng phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
DanQuyen.com (Theo baoquocte.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Thư thăm hỏi bà con bị thiệt hại tại vụ cháy trung tâm thương mại ở Ba Lan (13-05-2024)
    National Asian Pacific Center On Aging (13-05-2024)
    Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Nhiều gian hàng của người Việt bị thiệt hại nặng nề (12-05-2024)
    Hàn Quốc sẽ cấp phép cho các bác sĩ nước ngoài do đình công kéo dài (10-05-2024)
    Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ (30-04-2024)
    Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng (27-04-2024)
    Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước (23-04-2024)
    Đài Loan hứng 93 trận động đất trong đêm (23-04-2024)
    Chàng trai Hà Nội 123 lần hiến tiểu cầu cứu người (22-04-2024)
    Người định cư Israel náo loạn bờ Tây, cảnh báo bạo lực leo thang (21-04-2024)
    Quảng Trị tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa bệnh than xâm nhập vào nội địa (11-04-2024)
    Hải quan thông tin về hợp tác, hội nhập hải quan ASEAN (08-04-2024)
    Hơn 100 người di cư thiệt mạng ở ngoài khơi Mozambique và Tunisia (08-04-2024)
    'Bảo vệ cuộc sống, xây dựng hòa bình' (04-04-2024)
    Gió bão tàn phá nam Trung Quốc, người dân bị thổi bay khỏi nhà (03-04-2024)
    Cháy hộp đêm kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ (02-04-2024)
    Vụ tấn công tại Moskva: Vẫn còn 95 người được cho là mất tích (27-03-2024)
    Nguy cơ về làn sóng tấn công khủng bố ở châu Âu (25-03-2024)
    Thi hài thuyền viên Việt Nam tử nạn ở Biển Đỏ đã được đưa về nước (24-03-2024)
    Tình hình người Việt Nam trong vụ khủng bố tại Nga (23-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Rủi ro bùng phát dịch ở Ấn Độ khi người dân tụ tập ăn mừng lễ hội (05-11-2021)
    Nhật Bản cho sinh viên, thực tập sinh nước ngoài nhập cảnh từ 8/11 (05-11-2021)
    Lào lần đầu tiên ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 ở mức 4 con số (03-11-2021)
    Trung Quốc xúc tiến giai đoạn tiếp theo của chiến lược 0-Covid (03-11-2021)
    Trung Quốc bùng phát đợt dịch lan rộng nhất sau Vũ Hán (03-11-2021)
    Indonesia tiếp tục giảm ngày cách ly cho du khách xuống còn 3 ngày (02-11-2021)
    Tỷ phú Elon Musk gây xôn xao trên mạng xã hội Trung Quốc với bài thơ cổ (02-11-2021)
    Singapore là thành phố thông minh nhất thế giới trong 3 năm liên tiếp (02-11-2021)
    Thành phố tại Trung Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp dù không có ca COVID-19 nào (31-10-2021)
    31/10: Tình hình dịch bệnh ở châu Á vẫn đang diễn biến phức tạp (31-10-2021)
    Thời điểm nCoV lây lan mạnh nhất trong năm (31-10-2021)
    Chuyên gia Trung Quốc nhận định có thể ngăn chặn đợt bùng phát dịch mới nhất trong 1 tháng (30-10-2021)
    Thành phố Trung Quốc giáp Nga áp lệnh giãn cách vì phát hiện một ca COVID-19 (28-10-2021)
    Tỷ lệ tiêm chủng cao, Bồ Đào Nha vẫn thận trọng khi coi Covid-19 là bệnh đặc hữu (26-10-2021)
    Ukraine: Ca tử vong hàng ngày do COVID-19 cao kỷ lục từ đầu dịch (26-10-2021)
    Singapore loay hoay với số ca mắc Covid-19 cao kỷ lục dù đã tiêm chủng 84% dân số (25-10-2021)
    Khi làn sóng Covid-19 mới bùng phát, các ca nhiễm ở Đông Âu sẽ vượt quá 20 triệu người (24-10-2021)
    Australia xem xét tiêm liều vaccine Covid-19 tăng cường cho toàn dân (24-10-2021)
    COVID-19: Số ca mắc mới tại Lào tiếp tục tăng cao trong 24 giờ qua (24-10-2021)
    WHO: Châu Âu là khu vực duy nhất trên thế giới dịch COVID-19 lây lan rộng hơn (21-10-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153042230.